Thứ năm, 12 Tháng 12 2019 11:24
Nằm trong kế hoạch đào tạo của học phần Ecosystem Management, đoàn giảng viên và sinh viên lớp 16BSM đã có chuyến đi thực địa tại rừng ngập mặn Cần Giờ vào ngày 11/12 để khảo sát hệ sinh thái và cách quản lý, khai thác nguồn lực kinh tế tại đây.
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt với quần thể động thực vật phong phú, với diện tích hơn 75.000 ha. Năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Đây là lý do PGS. TS. Võ Lương Hồng Phúc đã lựa chọn Cần Giờ cho chuyến đi thực địa nằm trong học phần Ecosystem Management của sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế. Đặc biệt, chuyến đi còn có sự tham gia quý báu của GS. Górniak Andrzel-Stenfen đến từ ĐH Bialystok, Ba Lan.
Trên suốt đoạn đường di chuyển đến Cần Giờ, PGS. TS. Hồng Phước đã cung cấp và gợi mở nhiều thông tin về sự thay đổi của thảm thực vật, từ khu vực nước ngọt sang nước mặn. Dựa vào các đặc thù đó, người dân sẽ quản lý và khai thác để đem đến lợi ích kinh tế cao nhất mà vẫn đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

PGS. TS. Hồng Phước giảng về sự xuất hiện của cây đước và cây mắm
PGS. TS. Hồng Phước giảng về sự xuất hiện của cây đước và cây mắm

SV tự tìm hiểu và phân tích hệ sinh thái tại Đảo Khỉ
Qua chuyến đi thực địa, ngoài việc thẩm thấu các kiến thức thực tiễn, sinh viên được rèn luyện thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm, cũng như nâng cao khả năng quan sát và nhận xét của mỗi cá nhân.
