
Thứ ba, 25 Tháng 5 2010 09:46
Em có thể trình bày hơi lung tung, không theo thứ tự.
<1> Lộ trình đến Mỹ từ Việt Nam: Em đóng tiền mua vé may bay của hãng United Airlines của Mỹ ở Cty tư vấn với giá khoảng $575. Giá vé này mềm hơi giá vé mà Long và Thư đã mua. Hơi nữa, khi chuyển tiếp qua sân bay Hồng Kông thì ko cần phải lấy hành lý từ khoang máy bay, chỉ đợi 3 tiếng ở trong sân bay ( có Wifi, phòng vệ sinh, và rất rộng ). Sau đó tiếp tục lên máy bay của hãng United Airlines để đến sân bay SFO ( San Francisco International Airport ). Từ Hồng Kong đế SFO là 6 tiếng. Cực kỳ uể oải do em lần đầu tiên ngồi lên máy bay rất lâu ( bao ăn, uống ). Đến SFO, phải lấy hành lý ( có máy quay tròn tròn, hành lý nằm ở đó ); rồi đón máy bay qua Boston. Trong chuyến đi Boston, ko bao ăn (phải mua), chỉ bao nước uống.
<2>. Nơi ở: Đa dạng: Ở căn hộ với 1 phòng ngủ hoặc 2 phòng ngủ; hoặc ở với người bản xứ với giá rẽ hơi 1 chút. Ở nhà bản xứ thì có 2 lựa chọn: Ở phòng đơn thì giá là $1040 bao ăn tối và có ít nhất là 4 sinh viên trong nhà. Ở phòng đôi (twim room) thì $880; thường chỉ có 2 sinh viên ở cùng phòng, share bathroom và cũng bao ăn tối. Em đoán là phần lớn người bản xứ là người da đen. Mình thích hay không thích ăn gì thì cứ nói trực tiếp. Họ có thể nấu cơm ( cơm Mỹ hoặc cơm trắng giống cơm ở Vietnam) => Những nơi ở trên đều do Kaplan Aspect quản lý ( sinh viên phải đóng tiền thuê nhà cho Kaplan; ko đc đóng trực tiếp cho chủ nhà ). Tuy nhiên, nhiều sinh viên chỉ ở 1, 2 hoặc 3 tháng là chuyển ra căn hộ để ở ( Malden Center - xem bản đồ). Giá cả thì mềm hơi ( 400 - 800 đô, phải ký hợp đồng thuê nhà 1 năm; chỉ bao nước, còn internet, điện và ga thì phải tự trả ). 1 phòng có 1 hoặc 2 phòng ngủ và 1 phòng khách. Sinh viên nào ở phòng khách thì giá rẽ nhất khoảng 400. Căn hộ có sẵn bếp ăn và tủ lạnh, phòng vệ sinh, máy giặc và máy sấy.
Bản đồ của Orange Line
<3>. Phương tiện đi lại: Xe bus, trains ( subway) và Commuter Rail. Phải mua thẻ $59 / tháng thì đi bất cứ phương tiện nào nói ở trên với bất kỳ thời gian. 3 phương tiện trên là phổ biến nhất và sinh viên sử dụng thời xuyên.
- Xe bus: Phải biết mình đi xe bus nào ( có số điện tử trên mỗi xe bus ). Hỏi người bản xứ, tra cứu trên map.google.com, hỏi người quản lý nhà ở của Kaplan ... Trên xe bus, chủ yếu là người da đen, rất hiếm ( 1, hoặc 2, thậm chí là ko có người da trắng; nhưng có người da màu là sinh viên.). Không có phân biệt chủng tộc; không có gây khó khăn cho sinh viên nếu họ không gây hấn với người da đen. Thường số lượng người trên xe bus đông, phải đứng vì ko còn chỗ ngồi. Nhưng dần dần sẽ bớt. Xe bus dùng theo tuyến ( trên đường có bảng và trạm chờ nên bus thường dừng để khách lên và khách xuống; ko có nạn dừng xe nửa dừng trên đường hay vừa chạy vừa đón khách giống Vietnam. Do đó, nếu chậm là phải chờ chuyến khác.
- Xe train ( hay subway). có chủ yếu là 4 màu (Orange, Red, Green, Blue). Tùy nơi mình đi và mình đến thì chọn màu xe lửa để đi. Ví dụ: Để đến trường Northeastern Uni,. có thể đi xe lửa màu vàng (Orange) và xe Commuter Rail màu xanh (Green). Ai coi xem Mỹ thì sẽ thấy xe lửa và trạm đón xe lửa. Thường ở dưới mặt đất. Đối với sinh viên Hàn Quốc thì họ cho rằng hệ thống xe lửa ở Boston này cũ nhưng hoạt động tốt. Còn đối với em ( sinh viên Vietnam) thì quá tiện nghi. Có thể đi bất kỳ thành phố nào trong Boston.
- Commuter Rail: giống xe lửa nhưng chỉ dài bằng xe tải, chạy trên mặt đất bằng đường ray và bằng dây kéo trên không.
==> Lộ trình đi học của em: Từ nhà bản xứ đến trạm xe bus và xe lửa màu đỏ ( Mattapan Station - là trạm có xe bus và xe lửa và commuter Rail màu đỏ ) là 20 phút. Đón xe bus số 31 từ Mattapan đến Forest Hill station ( Forest Hill Station là điểm khởi đầu của tuyến xe lửa màu vàng; gọi tắt là Orange line ). Qua sáu chặng dừng trên tuyến Orange line là tới trường bởi vì có trạm xe lửa và commuter rail màu vàng nằm trong khuôn viên trường Northeastern Uni. => Tốn khoảng 45 phút tới trường. Ngày cuối tuần, em thường đón xe lửa màu đỏ ( 20 phút từ nhà đến trạm xe bus và xe lửa - Mattapan Station -> đón Commuter Rail màu đỏ -> đón xe lửa màu đỏ đến Fields Corner ). Người Việt Nam sinh sống ở Dorchester City.
=> BC ( Boston College ); và BU ( Boston Uni ) nằm trên tuyến xe lửa và Commuter Rail màu Green. Harvard Uni và MIT thì nằm trên Red Line. ===> Em chưa bao giờ đến đó vì xa.
<4>. Học tiếng anh ở Kaplan Aspect. Hiện Vietnam chưa có Cty Kaplan chính thức, chỉ có ở Trung Quốc hoặc .... Sinh viên phần đông là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu, Nam Mỹ, Vietnam và Ả rập, ... Trường Kaplan mà em đang theo học thì nằm trong khuôn viên trường Northeastern Uni. Phần đông sinh viên Trung Quốc học tiếng Anh ở đây, sau đó chuyển tiếp qua học chương trình Globay Pathway của Northeastern Uni bởi vì Northeastern Uni. chấp nhận giấy chứng nhận học tiếng anh của Kaplan Aspect. Sinh viên Hàn Quốc thì phần nhiều là học tiếng Anh ở Kaplan; sau đó về nước để học đại học của họ.
* Ở Kaplan: mỗi khóa học là 10 tuần; nhưng ko có khởi đầu và kết thúc. Họ cứ dạy tới tới và không theo thứ tự trong sách. Sau khi sinh viên nào tham gia học đầy đủ 10 tuần ( tham dự trên 80%) thì đăng ký làm bài Level Test. Đây là bài kiểm tra cuối khóa và nếu đạt sẽ chuyển trên cấp độ mới. Nếu ko đạt thì tuần sau làm lại ( buổi kiểm tra thường vào thứ Tư hằng tuần; xem trên máy tính; hình thức thi rất giống với TOEFL@ibt - 4 kỹ năng: Ngữ pháp & đọc hiểu -> Nghe -> Nói -> Viết. Thời gian là 2 tiếng. Sau khi làm bài xong; sinh viên sẽ biết kết quả của 2 kỹ năng đầu là Grammar&reading và Listening liền vì máy chấm tự động. Còn Speaking và Writing thì do Academic Manager chấm. Kết quả cuối cùng sẽ biết vào ngày thứ Sáu. Giờ học chính là buổi sáng hoặc buổi chiều; tùy sinh viên chọn. Trong buổi sáng ( hoặc buổi chiều ); mỗi cấp độ đều có 2 lớp song song; do đó sinh viên có quyền chuyển đổi lớp nếu họ muốn. Có 5 cấp độ ở Kaplan: Beginer -> intermediate -> Higher-intermediate -> Advance -> Professional. Vào mỗi thứ 2 hằng tuần đều có bài kiểm tra. Một số giáo viên rất tin tưởng sinh viên, nên sau khi làm xong bài kiểm tra, giáo viên sẽ cho chấm bài chéo ( sửa bài tại chỗ, sau đó giáo viên ghi lại điểm của sinh viên vào laptop hoặc giấy gì đó.). Vào thứ Sáu, sinh viên được cho xem phim trong lớp học, có phụ đề tiếng anh. Xem phim gì thì tùy vào giáo viên. Sau khi xem xong, sinh viên hoặc là viết khoảng 1 trang giấy nói về bộ phim và cảm nghĩ về nhân vật chính hoặc là về nhà viết rồi thứ 2 nộp lại. Nộp hay ko cũng tùy sinh viên. Lúc mới vào trường, sinh viên phải đóng $40 đặt cọc để có sách Ngữ pháp. Sau khi học xong chương trình của Kaplan, sinh viên đưa lại biên lai đặt cọc để lấy lại $40. Nếu mất biên lai thì mất tiền luôn. Ngoài giờ học chính; sinh viên có thể đăng ký học những topics khác nhau sau giờ học. ( Ví dụ: em học tiếng anh vào buổi chiều thứ 2 -> thứ 6; từ 13g00 đến 16g10; sau đó từ 16g20 đến 17g50 thì có rất nhiều lớp học chuyên đề (lớp phát âm; lớp tranh luận; lớp học từ vựng; lớp xem phim; .... ) ; sinh viện muốn học lớp nào thì đăng ký; muốn chuyển lớp nào thì chỉ việc điền vào mẫu đơn chuyển đổi lớp; đưa cho Academic Manager; sau đó vào thứ 2 tuần sau sẽ nhận được thời khóa biểu mới. Những lớp học này ko phải làm bài kiểm tra; có thể học, có thể cúp ( skip or truant class ), tùy sinh viên mặc dù có điểm danh nhưng ko có ý nghĩa gì cả. Trong năm có nhiều ngày lễ nên snh viên được nghĩ; ngoài ra do biến cố nào đó ví dụ thời tiết xấu; sinh viên cũng được nghĩ ( vào tháng 1, mùa đông; có bão tuyết).
Hình ảnh lớp học
<5>. Báo ở Mỹ ( báo Metro ) phát miễn phí từ thứ 2 -> thứ 6. Phát ở trạm xe lửa hay trên đường. Thông tin chủ yếu nói về Boston; hoặc những thông tin nói hổi về kinh tế, chính trị.... của nước Mỹ hoặc của thế giới. Em cũng đọc báo hằng ngày lúc mới qua; giờ thì ít rồi vì ở nhà nhiều hơn. Có hôm đọc báo dễ hiểu; khoảng 50 - 60 % vì đề tài và từ vững dễ hiểu. Tuy nhiên; có hôm đọc xong; chẳng hiểu gì cả vì hầu hết là từ mới, đề tài quá khó. Lúc em mới qua, thì vẫn tra từ vựng trên báo. Giờ thì ko nữa vì ko có thời gian; chỉ là đọc những title ( tiêu đề lớn thôi).
=> Do đọc báo, em biết là ở Boston cũng còn tình trạng sử dụng hàng "nóng". Vẫn thường xãy ra tình trạng giết người bằng súng.
<6>. Ở Haymarket - Orange Line - cách trường 6 trạm dừng xe lửa là có khu chợ trời; chuyên bán trái cây và 2 sạp bán cá + thủy sản. Ở đây rất đông nhưng ko có rộng và chủ ý mua bán bằng tiền mặt ( ko chấp nhập debit hay credit card). Em thường mua 1 bịch có 20 trái apple (tiếng Việt là trái bơm ) với giá 2 đô; 1 hộp nhựa trái dâu tây với giá ... 1 đô. --> nói chung là trái cây ở đây giá mềm hơn siêu thị.
<7>. Các cửa hàng điện tử ở Mỹ: Sau khi mua hàng điện tử; giữ lại hóa đơn. Nếu bị trục trặc, ko thích dùng nữa, ko vẫn ý, ... cứ đem theo hóa đơn và sản phẩm đó đến cửa hàng đổi lại. Trên hóa đơn có ghi điều kiện trả lại hàng.
<8>. Ở Mỹ; các phích cắm điện đều sử dụng 2 chấu dẹp hoặc 2 chấu dẹp + 1 chấu tròn.
<9>. Máy tính cho sinh viên sử dụng là Hoặc là Win XP hoặc là Hệ điều hành của hãng Apple. Phòng Lap ( để làm bài kiểm tra cuối khóa - gọi là Level Test : toàn bộ máy ở phòng Lap đều là HDH của hãng Apple, đề thi trên mạng. Khi vào phòng Lap, giáo viên điểm danh rồi đưa 2 tờ giấy có thông tin của mình để điền thông tin đó vào trang chủ thì mới làm bài được. Sinh viên ko được sử dụng giấy nháp của chính mình, nhưng có thể viết nháp vào 2 đưa giấy mà giáo viên đưa. Sau khi làm xong, thì biết điểm của Đọc & hiểu ( gồm ngữ pháp và đọc hiểu 3-4 bài ) và điểm của phần nghe. Trước khi ra về thì phải nộp lại 2 tờ giấy nháp ( giống thi TOEFL hệt vậy ). Ngày thi là thường vào thứ 4, đến thứ sáu là biết kết quả đậu hay rớt.
<10>. À; lúc mới qua thì giờ ở Boston và giờ ở Vietnam chênh lệch nhau 12 tiếng. Ví dụ ở Boston là 12 giờ trưa thì ở Vietnam là 12 đêm. Đến giữa tháng 3 thì giờ ở Boston chạy nhanh hơn 1 tiếng. Ví dụ: trước tháng 3; vào lúc 18 giờ thì trời tối; đến đầu tháng 4; lúc 18 giờ thì bầu trời sáng chưng như mới 17 giờ. Hiện giờ tháng 4, lúc 19 giờ thì bầu trời mới bắt đầu tối. Em nghe thầy giáo nói rằng đến khoảng tháng 10 thì giờ Boston thay đổi - trở lại bình thường ( I don't know how it is ).
<11>. Ăn trưa: Em thường nấu cơm ở nhà, mua đồ hộp rồi mang theo vào trường ăn. Trong văn phòng của Kaplan, có sẵn microwave, bình nước nóng & lạnh. Tuy nhiên, ở trường cũng có nhiều căn tin.
<12>. Trong khuôn viên trường ( trung tâm Kaplan đặt trong campus cửa trường ĐH Northeastern Uni ); có xe cảnh sát của Northeastern Uni, thỉnh thoảng xuất hiện trực thăng bay vòng trong campus. Ngoài trường học thì có cảnh sát của Boston.
<13>. Ở Boston, khi trời mưa, mọi người đều sử dụng dù (umbrella). Chỉ có em sử dụng áo mưa.
<14>. Nếu ở căn hộ, hoặc nhà bản xứ có máy giặc và máy sấy thì ko cần phải ra tiệm giặt đồ. Trường hợp của em thì phải ra tiệm giặc đồ ở khu người Việt ( cửa hàng lớn, có rất nhiều máy giặc và máy sấy); có người Việt, người Mỹ và người Mỹ -gốc Tây Ban Nha thường đến đây giặt đồ. Chủ nhà lo phần tiền giặc ( mua thẻ $2, sau đó nạp tiền vào $10, $20, ... ), em chỉ lo mua bột giặt.
- 14/08/2017 17:26 - Phạm Tấn Hiển - Đường từ ITEC đến Dubai không xa
- 19/04/2017 18:33 - CỰU SINH VIÊN ITEC PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG ỨNG DỤNG CHO LIÊN HIỆP QUỐC
- 19/09/2014 10:07 - TRẢI NGHIỆM NHỮNG NGÀY ĐẦU CHUYỂN TIẾP KEUKA US
- 25/05/2010 14:20 - Minh Thư ITEC07 - xin visa di Mỹ
- 25/05/2010 11:03 - Toàn Trung ITEC07 - phỏng vấn visa
- 24/05/2010 16:47 - Phan Thông Minh Thư - ITEC07
- 06/05/2010 23:10 - Cựu sinh viên